Bệnh đậu gà là một loại bệnh truyền nhiễm trong thời gian dài. Theo nghiên cứu cho thấy có tới 95% tổng số gà mắc bệnh này và tỷ lệ tử vong cao. Điều này gây thiệt hại nghiệm trọng đối với các trang trại gà quy mô lớn. Vậy nguyên nhân gây ra bệnh và cách điều trị như thế nào? Cùng daga79 khám phá để phòng tránh nhé!
Bệnh đậu gà là gì?

Bệnh đậu gà là một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặc biệt thường xuất hiện đối với những chú gà từ 25 – 50 ngày tuổi. Các triệu chứng thường xuất hiện ở gà đá khi nhiễm bệnh là mọc mụn ở miệng, niêm mạc mắt của gà. Gây ra các vấn đề lở loét, mù mắt, viêm phổi, tiêu chảy,… khiến gà không thể phát triển bình thường, nguy cơ tử vong tăng cao.
Nguyên nhân gây bệnh
Cùng daga79 tìm hiểu bệnh đậu gà là do đâu gây nên nhé!
- Bệnh thủy đậu thường do virus đậu gà gây ra. Loại virus này thường tồn tại trong môi trường khắc nghiệt và lây lan rất nhanh, thậm chí còn sinh trưởng cả trong mùa đông rét buốt.
- Ngoài virus còn có những trung gian truyền nhiễm khác như côn trùng, ruồi, muỗi,…
- Gà thường dính bệnh qua các vết thương ngoài da, hoặc các vết cắn của muỗi. Nếu vết thương tiếp xúc với ổ dịch thì khả năng cao sẽ bị nhiễm bệnh.
- Vào mùa đông xuân thời tiết hanh khô thì khả năng ổ dịch sẽ xuất hiện cao hơn.
Triệu chứng của bệnh đậu gà
Trước khi phát bệnh, thường sẽ xuất hiện các triệu chứng ở bên ngoài. Vì vậy, trong quá trình học hỏi kỹ thuật chơi gà, bạn nên nắm rõ các triệu chứng này để phát hiện bệnh cho gà. Bệnh đậu gà thường xuất hiện 1 trong 2 thể dưới đây:
Thể ngoài da
Đối với thể ngoài da, mụn sẽ mọc quanh phần không lông trên cơ thể gà, chẳng hạn như xung quanh mắt, mào, mép, chân, hậu môn,… Mụn mọc tại khóe mắt là nguyên nhân gây ra bệnh viêm khóe mắt ở gà. Bệnh đậu gà nếu mới xuất hiện triệu chứng thì sẽ có những nốt nhỏ màu nâu xám, sần sùi sau đó to dần thành hạt đậu. Khi chín nó sẽ vỡ và chảy mủ ra khiến gà khó chịu. Tuy nhiên đây là triệu chứng nhẹ nên gà vẫn có thể đi lại hay ăn uống bình thường. Bệnh thủy đậu ở gà cũng là một trong các bệnh khiến gà bị mù mắt.
Thể niêm mạc

Đây là thể nghiêm trọng hơn so với ngoài da. Nếu anh em quan sát có thể thấy một lớp màng màu vàng trắng trong họng hoặc khóe miệng của gà. Khi gạt lớp này ra, anh em sẽ thấy các nốt lở loét phía dưới phủ đầy hầu họng gà thì chính là bệnh đậu gà. Những nốt này ảnh hưởng nghiêm trọng đến gà, khiến nó khó thở, bỏ ăn, chảy dịch nhờn từ miệng. Có một số trường hợp gà bị nhiễm cả 2 thể là niêm mạc và thể ngoài da làm bệnh tình nguy hiểm và nhanh chết hơn.
Cách phòng bệnh đậu gà
Để phòng tránh dịch bệnh này phát triển, anh em có thể làm như sau:
- Đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng trong thức ăn và nước uống cho gà.
- Thường xuyên vệ sinh chuồng trại để phòng tránh các ổ bệnh.
- Phun thuốc sát trùng quanh chuồng trại để tiêu diệt mầm bệnh, 1 tuần/ 1 lần.
- Kể từ khi gà 7 – 10 ngày tuổi anh em hãy tiêm vacxin định kỳ cho gà.
- Có thể pha vacxin đông lạnh vào nước sinh lý 0,9%, sau đó dùng kim chích vào dưới cánh gà.
- Bệnh đậu gà do virus gây nên và lây lan qua các côn trùng ruồi, muỗi,… nên không có thuốc điều trị. Do vậy, anh em chỉ có thể phòng bệnh và dùng thuốc kháng sinh để tăng sức đề kháng cho gà.
- Đối với các mụn lở loét ngoài da, anh em có thể dùng nước muối đã pha loãng rửa sạch. Sau đó dùng cồn Iod 1-2%, hoặc thuốc Xanhmethylen 2% để sát trùng. Bôi liên tục 3 – 4 ngày và ngày 1 – 2 lần, cứ kiên trì như vậy cho đến khi các mụn khô lại và xẹp xuống.
- Nếu mụn quá to thì anh em có thể xử lý bằng dao, sau đó bôi thuốc sẽ hiệu quả hơn. Anh em có thể pha các kháng sinh vào nước hoặc thức ăn, sau đó cho gà uống chẳng hạn như Genta- costrim, Ampicol, Amoxycol,… Dùng thuốc liên tục từ 3 đến 5 ngày và 1 ngày/ 2 lần là được.
Một số bệnh thường gặp khác

Ngoài bệnh đậu gà thì còn những loại bệnh nào? Cách điều trị ra sao? Cùng website cung cấp kiến thức đá gà trực tuyến – Daga79.com khám phá qua thông tin dưới đây nhé!
Bệnh tụ huyết trùng
- Nguyên nhân: Đây là loại bệnh thường gặp ở gà chọi, không những thế nhiều loại gia cầm khác cũng có nguy cơ cao mắc bệnh này. Vi khuẩn Pasteurella multocida là nguyên nhân chính dẫn đến gà nhiễm bệnh này. Thời tiết thay đổi thất thường sẽ khiến sức đề kháng của gà giảm xuống và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển.
- Dấu hiệu: Sốt cao, ỉa chảy, biếng ăn, ủ rũ, miệng có chất nhầy, mắt mũi miệng tím tái,… Ở cấp độ mãn tính thì sẽ khó thở, viêm kết mạc mắt, bị què,… Loại bệnh này thường lây qua đường tiêu hóa, hô hấp, vết thương bị hở,…
- Điều trị: Tiêm kháng sinh định kỳ, bổ sung vitamin C, điện giải,…
Bệnh viêm phế quản
- Nguyên nhân: do virus Coronaviridae gây ra.
- Dấu hiệu: Kém ăn, thở khò khè, lông xơ xác, hắt hơi,… Bệnh này thường lây lan qua đường hô hấp, tiêu hóa,… với trung gian truyền bệnh chủ yếu từ người, chó, mèo, chuột,…
- Cách phòng bệnh: Sử dụng vacxin, cách ly, cho uống thuốc, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ,…
Bệnh dịch tả
- Nguyên nhân: do virus Paramyxovirus serotype.
- Dấu hiệu: bỏ ăn, xù lông, gục đầu, ho, khó thở, người lờ đờ. Mào tím tái, mặt sưng, phân lỏng pha lẫn máu. Trường hợp nặng hơn thì gà đá sẽ bị ngoẹo đầu, liệt cánh, chân không đi đứng bình thường được và luôn quay vòng tròn. Bệnh dịch tả cũng thường lây qua đường tiêu hóa và hô hấp. Nếu tiếp xúc với gà bệnh thì cũng sẽ bị dính ngay.
- Phòng bệnh: Tiêm vacxin, diệt chuột, vệ sinh chuồng trại sạch sẽ.
Bài viết trên là toàn bộ thông tin về bệnh đậu gà mà daga79 cung cấp cho anh em. Bệnh này hiện tại chưa có thuốc dùng đặc trị, tuy nhiên anh em vẫn có thể thực hiện các phương pháp phòng tránh hiệu quả như trên. Nếu có thắc mắc về gà chọi, anh em truy cập mục kỹ thuật chơi gà của daga79 để được giải đáp nhé!